Tìm hiểu về loại gỗ gụ
Gỗ gụ là loại gỗ tự nhiên rất hiếm, các màu của vân gỗ gồm nâu vàng, nâu đỏ, nâu sậm. Độ cao của gỗ 700m so với mực nước biển. Gỗ có độ bền kéo dài lên đến hàng trăm năm, hạn chế mối mọt và cong vênh.
Hôm nay, Quý Sơn Hà chia sẻ thêm về những kiến thức rất hữu ích để gửi đến quý khách hàng gần xa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Vậy gỗ gụ là gì?
Gỗ gụ hay còn được người địa phương gọi với nhiều tên khác đó là gỗ gụ hương, gỗ gụ lau, gỗ gõ sương, gỗ gõ dầu. Gỗ gụ thuộc cây thân gỗ lớn họ đậu, cây trưởng thành có độ trung bình từ 20 đến 30m, thân cây có đường kính từ 0.6 đến 0.8m, có trường hợp đặc biệt đường kính tầm 1m. Hiện nay, gỗ gụ được đưa vào danh sách là loại gỗ quý hiếm cần được bảo tồn do đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Gỗ gụ là dòng gỗ quý hiếm thuộc nhóm I trong danh sách các loại gỗ quý của Việt Nam theo danh mục những loài thực vật rừng quý hiếm ban hành kèm theo nghị định số 18 - HĐBT ngày 17/01/1992 của hội đồng bộ trưởng.
Gỗ gụ phân bố chủ yếu ở đâu?
Gỗ gụ thường phát triển ở những vùng rừng rậm nhiệt đới nơi mưa ẩm, tầng đất dàu không bị ngập úng.
Ở Việt Nam gỗ gụ được phát triển tại các tỉnh thành như Quãng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Quảng trị, Quảng Bình, Gia Lai.
Cách để nhận biết gỗ gụ
Màu sắc của gỗ gụ: lúc gỗ còn chưa đủ tuổi thì là màu vàng, khi về già nó chuyển sang màu đỏ hoặc nâu đậm tùy thuộc vào độ tuổi, thổ nhưỡng của gỗ.
Độ cứng của gỗ gụ: gỗ có tỷ trọng lớn do đó nặng hơn khá nhiều các loại gỗ thông thường. Tuổi thọ của gỗ có thể kéo dài lên đến 100 năm.
Ứng dụng của gỗ gụ trong đời sống
Gỗ gụ được sử dụng để làm các đồ nội thất như tủ, bàn, giường, ghế và kệ sách. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:
Sàn nhà: gỗ gụ dùng để làm sàn nhà do độ cứng và độ bền của nó. Sàn gỗ gụ tạo ra một môi trường sống ấm áp và mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho không gian.
Cửa và cửa sổ: gỗ gụ được sử dụng để làm cửa và cửa sổ trong kiến trúc nội ngoại thất. Nhờ tính chất cứng cáp và khả năng chống thời tiết, gỗ gụ là vật liệu lý tưởng để tạo ra những cánh cửa sổ đẹp và bền.
Gỗ ngoại thất: gỗ gụ được sử dụng để làm các bức tượng, điêu khắc và các sản phẩm nghệ thuật ngoại thất khác. Gỗ gụ có khả năng chống mục nát và chống mối mọt, làm cho nó trở thành lựa chọn phổ biến trong nghệ thuật và trang trí ngoại thất.
Đồ chơi và vật liệu thủ công: gỗ gụ cũng được sử dụng để chế tạo đồ chơi, đồ trang trí và các sản phẩm thủ công như hộp đựng, đồ trang sức và đồ gốm. Gỗ gụ mang lại tính chất tự nhiên và sự độc đáo cho các sản phẩm thủ công.
Vận chuyển và xây dựng: gỗ gụ cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp vận chuyển và xây dựng để tạo ra cấu trúc chịu lực, nền móng và ván ép. Với độ bền và tính chất chống nước tự nhiên, gỗ gụ là một vật liệu quan trọng trong các công trình xây dựng.
Bàn ghế gỗ gụ: chúng ta thường bắt gặp các loại gỗ gụ ở trong nhà thờ hay những ngôi nhà xưa. Sau khi gỗ được gia công thành phẩm với lớp sơn PU bóng bẩy, bảo vệ nội thất thêm bền lâu.
Phòng thờ gỗ gụ: sập thờ hay bàn thờ gỗ gụ là những sản phẩm phổ biến mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và có ý nghĩa truyền thống thể hiện lòng biết ơn, báo hiểu của con cháu với tổ tiên.
Giường gỗ gụ: khi nhắc tới giường gỗ người ta không thể không đề cập tới giường gỗ gụ với ưu điểm nổi trội mà không có sản phẩm đồ gỗ nào khác có thể so sánh bằng. Giường gỗ gụ đem lại cảm giác mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Những chiếc cầu thang bộ được làm bằng gỗ gụ tạo nên được sự vững chắc cho người sử dụng. Màu sắc sang trọng giúp cho ngôi nhà trở nên sang trọng hơn trong mắt mọi người.
Bên cạnh giường ngủ, tủ quần áo gỗ gụ là một trong những món đồ nội thất phòng ngủ gỗ gụ được yêu thích. Những chi tiết hoa văn nhẹ nhàng, mềm mại nơi tủ quần áo gỗ gụ cuốn hút người nhìn.
Với những thông tin mà Quý Sơn Hà chia sẻ ở trên, hy vọng bạn có được sự lựa chọn phù hợp nhất với không gian sống của mình. Nếu bạn mong muốn có một sản phẩm nội thất như ý, hãy liên hệ với chúng tôi số Hotline 0948436779.