Trang chủ / Blog / Phân loại, nguyên tắc lắp đặt, và cách lắp đặt các loại bồn nước

Phân loại, nguyên tắc lắp đặt, và cách lắp đặt các loại bồn nước


Hiện nay, việc lắp đặt bồn nước trên mái nhà không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên nếu không lắp đúng cách thì tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây nguy hiểm. Vậy cách nào để lắp đặt bồn nước chính xác. Hãy tìm hiểu qua một số cách lắp bồn nước sau đây mà Quý Sơn Hà chia sẻ.

Bồn nước tiếng anh là gì?

Bốn nước có tên tiếng anh là water tank. Đây là dụng cụ dùng để chứa nước sinh hoạt, tưới tiêu trong nông nghiệp và chăn nuôi, chứa được cả hóa chất hoặc nhiều loại chất lỏng khác. Có nhiều loại vật liệu được dùng để sản xuất bồn nước như polyethylene, thép không gỉ, xi măng, sợi thủy tinh, v.v. Tại Việt Nam thị trường đang sử dụng loại bồn nước thông dụng nhất đó là bồn inox và bồn nhựa.

Phân loại bồn nước

Phân loại bồn theo dung tích

Bồn nước mini : Đây là loại bồn có dung tích nhỏ thích hợp ở những gia đình ít người hoặc dùng làm bồn nước phụ. Dung tích chủ yếu là 60L, 100L, 200L, 500L, và 700 lít.
Bồn dùng cho hộ gia đình: có các loại bồn nước 1 khối, 1.5 khối, 2 khối, 3 khối, 4 khối, 5 khối, 10 khối và 20 khối.


Phân loại bồn theo chất liệu

Bồn nước nhựa

- Được sản xuất dựa theo công nghệ xoay ly tâm, nhựa được đốt nóng và xoay ba chiều trong một khuôn khép kín.
- Bồn nhựa có khả năng cách nhiệt tốt, có thể sử dụng được cho tất cả các nguồn nước, chẳng hạn là nước giếng khoan có nhiều khoáng chất, phèn chua.
- Bồn nhựa có loại bồn đứng và bồn nằm và có nhiều dung tích khác nhau. Bồn nhựa thông thường trên thị trường hiện nay bán ra, nhà sản xuất cho thời gian bảo hành từ 5 đến 12 năm.

Bồn nước Inox

Được sản xuất từ thép không gỉ tấm được hàn lại và tạo gân. Bồn inox được bảo hành khoảng 10 năm và có giá bán cao hơn so với bồn nhựa. Mẫu mã bồn inox đẹp hơn so với bồn nhựa nhưng bồn inox cũng có nhược điểm là hấp thụ nhiệt mạnh nên mùa hè làm nước nóng, còn mùa đông làm nước lạnh. Ngoài ra, bồn inox không thích hợp cho các vùng nước bị phèn hoặc mặn vì inox dễ bị ăn mòn, gỉ và như thế sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an toàn thực phẩm.


Nguyên tắc lắp đặt bồn nước

Lựa chọn dung tích bồn nước phù hợp với người sử dụng

Bồn chứa nước có dung tích rất đa dạng từ 350 đến 20.000 lít sử dụng trong các hộ gia đình và còn có loại bồn công nghiệp sử dụng cho các doanh nghiệp với dung tích lớn. Thể tích của bồn nước phù hợp với số người sử dụng như sau: Bồn nước 350 đến 500 lít thì thích hợp cho gia đình có từ một đến hai người thành viên; Bồn nước 1000 lít dành cho hai đến ba người sử dụng; Bồn nước 1500 lít dành cho 3 đến 4 người. Bồn nước 2000 lít dành cho 4 đến 5 người; Bồn nước từ 2500-3000L dành cho 5 đến 6 người; Bồn nước từ 5000 đến 6000 lít phù hợp với những cửa hàng, quán ăn, công trình nhỏ,… Còn bồn dung tích từ 7000 đến 30000 lít được sử dụng cho các khu công nghiệp với quy mô lớn. Căn cứ vào số người sử dụng mà bạn chọn dung tích bồn nước phù hợp.Việc chọn dung tích bồn nước phù hợp sẽ giúp tiết kiệm chi phí và điện năng.


Lựa chọn bồn nước phù hợp với nguồn nước sử dụng

Tùy thuộc vào nguồn nước sử dụng mà ta cũng nên lựa chọn những loại bồn cho phù hợp. Thông thường gồm có 2 loại chính là bồn nước inox và bồn nhựa.
- Bồn nước inox: Có độ bền và tính thẩm mỹ cao, dùng để chứa nguồn nước sạch, nước đã qua xử lý thì sẽ đảm bảo được độ bền cao hơn so với các loại nước bẩn, không đảm bảo khác do inox sẽ bị ăn mòn, hao giảm chất lượng khi tiếp xúc với nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm phèn có độ Ph không ổn định.
- Bồn nhựa: Được chế tạo bằng chất nhựa nguyên sinh PE an toàn, bền vững để sử dụng chứa nguồn nước sạch cũng như chứa tất cả các loại nước khác mà không cần lo về vấn đề bị ăn mòn.


Lựa chọn bồn nước phù hợp với không gian nhà bạn

Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian bạn cũng nên cân nhắc việc lựa chọn bồn thích hợp. Có rất nhiều loại bồn nước với kiểu dáng, kích thước khác nhau nhưng chủ yếu là 2 loại bồn ngang và bồn đứng.
- Bồn ngang: Có kích thước thường lớn hơn bồn dọc, chiếm nhiều diện tích hơn nhưng lại có độ bền và chắc chắn hơn, an toàn cho người sử dụng phù hợp cho điều kiện không gian rộng, có thể đặt trên cao, l ắp đặt bồn nước trên mái nhà mà không lo về thời tiết xấu làm ảnh hưởng.
- Bồn đứng: Có kích thước nhỏ gọn lắp đặt được trên diện tích nhỏ, tuy nhiên kích thước chân đế hẹp, độ bền vững không cao và cần lắp đặt thêm bơm tăng áp để hỗ trợ bơm nước được tốt hơn.


Nên chọn loại bồn nước đứng hay nằm

Tùy vào diện tích nơi lắp đặt, đặc tính khu vực lắp đặt mà việc lựa chọn bồn nước đứng hay nằm vô cùng quan trọng. Chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng lắp đặt và năng suất hoạt động của bồn nước.
Và để chọn bồn nước phù hợp cho gia đình, thợ thi công cần tham khảo bản vẽ chân bồn nước và bồn nước để có sự lựa chọn tối ưu nhất:
Với khoảng không gian nhỏ, nhà thấp tầng, ít gió mạnh nên lắp bồn nước đứng để sử dụng vì sẽ giúp tiết kiệm diện tích lắp đặt, áp lực nước cấp cũng sẽ mạnh hơn so với bồn ngang.Với nhà cao tầng, nơi có diện tích lắp đặt lớn, bề mặt tiếp xúc với mặt bằng cao, sức gió có thể mạnh thì nên lắp bồn nước nằm ngang. Để đảm bảo an toàn cho bồn nước trước tác động của thời tiết, mưa bảo.


Chọn vị trí lắp bồn nước thích hợp

Bồn nước thường được đặt ở trên mái nhà hoặc sân thượng, ở hiên sau của các hộ gia đình. Tuy nhiên vị trí đặt bồn nước phổ biến nhất thường là ở trên mái nhà để có độ cao tương đối. Giúp nước chảy và phân phối đến các thiết bị khác trong nhà dễ dàng hơn. Tránh những trường hợp dòng chảy yếu hoặc nước trong bồn đã cạn không thể chảy xuống dưới.
Chọn vị trí lắp đặt bồn nước trên mái phù hợp. Hơn thế, đối với những người thích phong thủy để thuận lợi cho việc làm ăn kinh doanh thì chổ lắp đặt bồn cũng là một yếu tố quan trọng.

Đối với trường hợp mái nhà cứng (bê tông) có độ dốc không quá 5%

Thì chọn vị trí thuận tiện nhất, ít có người qua lại bên dưới. Bề mặt được tạo phẳng để có thể lắp bồn nước và giá đỡ chắc chắn.

Đối với mái cứng có độ dốc trên 5%

Cần phải xây dựng các trụ đỡ (thép, gạch, bê tông …) hoặc sàn tạo phẳng liên kết chặt chẽ với mái để có thể đặt giá đỡ và bồn nước lên trên.

Trong trường hợp mái mềm (mái tôn, ngói, firbo xi măng)

Thì không nên đặt bồn. Nếu trong trường hợp bất khả kháng thì phải đáp ứng yêu cầu: tạo được trụ đỡ liên kết chặt chẽ với mái và có sự ổn định; kết cấu phải phải được kiểm tra và đánh giá về khả năng chịu lực khi bồn có nước; có các biện pháp đảm bảo an toàn và phòng tránh nguy hiểm khi mưa bão xảy ra.

Nên đặt bồn nước ở vị trí

Vị trí sử dụng lắp đặt bồn chứa nước phải trên bề mặt bằng phẳng và có khả năng chịu lực cao hơn trọng lượng của bồn chứa nước khi đầy. Mặt tiếp xúc của phần chân đế với bề mặt vị trí lắp đặt phải đảm bảo an toàn. Đủ độ cứng nhất định tránh tình trạng lún, nghiêng bồn chứa sau khi lắp đặt. Đảm bảo tuyệt đối giúp bồn chứa nước thăng bằng, chắc chắn sau khi lắp đặt.

Tuyệt đối không lắp đặt bồn nước ở vị trí không an toàn



Lắp đặt bồn nước sai cách

Không nên lắp đặt trên, sát so với mép tường, mép trần, mép lan can….Không được lắp đặt bồn nước trên bề mặt gồ gề, không đủ trọng tải chịu lực….Không nên kê gạch, đá, gỗ, …. bề mặt vị trí lắp đặt bồn phải cứng. Đảm bảo không bị biến dạng suốt thời gian để bồn.
Không lắp đặt phía trên gần, phía trên lối đi, cửa ra vào…..nơi có nhiều người qua lại. Bởi vị trí này có thể gây nguy hiểm cho mọi người nếu bồn nước gặp phải sự cố không mong muốn.

Phụ kiện lắp bồn nước

Đây là giải pháp tăng sự chắc chắn và ổn định cho bồn nước trên mái nhà, bao gồm :
Zalo

Phụ kiện lắp bồn nước

- Hệ giá đỡ được neo chặt với mái hoặc trụ đỡ
- Sử dụng đai thép bo đỉnh và thân bồn, cố định bồn
- Sử dụng dây thép có đường kính trên 4mm để neo cố định bồn với sàn mái
- Đặt gia công giá đỡ bồn nước riêng theo vị trí lắp đặt.

Sơ đồ lắp đặt bồn nước

- Để đạt độ an toàn và thuận tiện khi sử dụng, bạn cần nắm chắc sơ đồ lắp đặt bồn nước một cách khoa học để tự mình lắp bồn nước hoặc kiểm tra tình trạng của bồn nước.

Kỹ thuật lắp đặt bồn nước

- Khi lắp đặt bạn cần đặt toàn bộ phần đáy bồn nước, hoặc chân đế phải nằm trên 1 mặt phẳng cố định. Không được tách rời và phải tiếp xúc trực tiếp với mặt phẳng đó. Đồng thời bồn nước phải được đặt song song so với mặt đất.
Zalo

- Kỹ thuật lắp đặt bồn chứa nướcBạn cũng cần phải xác định vị trí chân bồn, thân bồn chứa nước. Bồn chứa với vị trí lắp đặt phải chắc chắn được kê đệm, siết chặt bằng bu lông.Trong trường hợp các bồn chứa nước được đặt trên các tòa nhà cao tầng, có sức gió mạnh. Thì có thể trang bị thêm dây đai bao quanh bồn. Tuyệt đối phải lắp đặt bồn vào đúng vị trí thân bồn, chân đỡ bồn được gắn bát khóa đầy đủ.
- Tuyệt đối phải lắp đúng đường nước vào và ra như hướng dẫn của nhà sản xuất.


Cách lắp đặt bồn nước nhựa & Inox trên mái nhà

Cách lắp bồn nước đứng
Bước 1
Trước tiên bạn hãy kiểm tra các đầu nước vào, đầu nước ra và xả cạn trước khi lắp bồn nước. Sau đó dùng cờ lê và mỏ lết để vặn các ren theo chiều ngược kim đồng hồ.
Bước 2
Đặt bồn nước và chân đế nằm nghiêng sao cho chân tiếp xúc với 2 điểm nghiêng của đáy bồn. Đặt đáy bồn kê lên miệng chân đế.Lắp chân đế vào bồn nước
Bước 3:
+ Dựng từ từ cả bồn và chân đế theo phương thẳng đứng.
+ Tiếp theo bạn cần định vị các gờ, vân bồn sao cho khớp với chân đế.
+ Sau đó cần xoáy chặt các gá vít vào chân đế thật chặt để chống nghiêng đổ khi mưa bão.Hoàn thành lắp bồn nước đứng


Cách lắp bồn nước nhựa ngang

Bước 1: Đầu tiên bạn cần dựng bồn nước theo phương thẳng đứng. Và dựng chân đế thẳng đứng và song song với bồn nước.Dựng chân đế song song với bồn nước
Bước 2: Sau đó lắp bồn nước khớp với chân đế rồi dùng 1 tay giữ bồn, 1 tay giữ phần chân đế.
+ Hạ đồng thời cả chân đế và bồn nước từ từ nằm ngang xuống trần nhà.
+ Ấn nhẹ phần gân bồn trùng khớp với chân đế để đảm bảo độ cân bằng và chắc chắn. Gắn bồn vào đế chân
Bước 3
Kiểm tra và vặn chặt bu lông của ống nước vào, nước ra và đường xả cạn. Xoay vặn theo chiều ngược kim đồng hồ đến chặt khít thì thôi. Như vậy chỉ với 3 bước đơn giản, bạn đã hoàn thành xong cách lắp đặt bồn nước ngang.
* Lưu ý: Tất cả các thanh tiếp giáp với chân đế của bồn nước phải được đỡ trên mặt phẳng chịu lực hoặc thanh V cho chắc chắn.

Cách lắp 2 bồn nước song song

Phương án này được sử dụng khi gia đình bạn đã có 1 bồn nước, nhưng bồn này không chứa đủ nước sinh hoạt. Vì thế sử dụng thêm 1 bồn nước nữa nhằm tận dụng lại được bồn cũ. Có 2 trường hợp xảy ra : đấu nối bồn đứng + ngang, 2 bồn đứng.

Các bước tiến hành đấu 2 bồn nước đứng

Cách lắp 2 bồn nước đứng thông nhau

Bước 1: tìm vị trí thuận tiện cho quá trình lắp đặt. Tìm vị trí bằng phẳng, rộng rãi, thoáng mát. Tránh vị trí: cây bao trùm, lối đi lại, mép tòa nhà, hiên nhà, mép trần, địa hình gồ ghề.
Bước 2: lắp thêm rắc cơ, van khóa nước , ống thông khí vào hai bên bồn. Bước này giúp cho quá trình sử dụng được thuận tiện nhất.
Bước 3: đấu chung đường nước xuống.
* Lưu ý: Cả hai bồn này đều có bệ đỡ. Bồn đứng cao hơn bồn ngang nên cần xây dựng thêm kệ để đặt bồn nước ngang làm sao cho hai nắp bồn nước phải bằng nhau. Cách lắp 2 bồn nước ngang thông nhau.

Các bước lắp phao chống tràn và chống cặn cho bồn nước

Bước 1: Ngắt nguồn điện máy bơm và tháo sạch nguồn nước trong bồn.
Bước 2: Lắp phao theo phương thẳng đứng với đáy bồn hoặc mặt đất.
Bước 3: Luồn 2 dây qua nắp đảm bảo không bị trượt tự do
Bước 4: Đặt phao so le nhau 30-60.
Bước 5: Lắp cho mực nước tối đa đến đỉnh quả phao trên, mực nước tối thiểu ở dưới cùng phao dưới.
Bước 6: Lắp 2 dây điện qua cầu dao đảm bảo điện đi từ cầu dao lên hộp tiếp điểm sau đó xuống máy bơm đảm bảo tránh sự cố gây cháy chập điện xảy ra.